Lượng acid trong chanh sẽ rất dễ làm mòn đi lớp men bảo vệ răng, dẫn tới sâu răng hay các vấn đề khác của răng miệng. Việc uống nước chanh cả ngày thay cho nước uống bình thường cũng hoàn toàn không nên nhé, một người chỉ nên uống từ một đến hai cốc nước chanh mỗi ngày là đủ.
Acid trong chanh sẽ dễ mài mòn men răng của bạn
Chúng ta phải đảm bảo lượng nước cung cấp vào cơ thể mỗi ngày nhưng cũng không nên thay thế hoàn toàn bằng nước chanh. Bạn nên uống xen kẽ nước lọc, nước chanh với những loại nước giảm cân khác như trà xanh, bí đao hay trà làm từ thảo mộc.
Hội chứng trào ngược có biểu hiện là hay bị ợ chua, buồn nôn, khó chịu khi uống nước chanh. Nếu bạn uống nhiều nước chanh trong thời gian liên tục, lồng ngực bạn sẽ dễ bị “đốt cháy”, vì trong chanh chứa rất nhiều acid.
Uống nhiều nước chanh liên tục sẽ gây ợ chua, trào ngược, khó chịu
Chứng ợ nóng có thể bị kích thích nếu uống quá nhiều nước chanh, do các acid từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản, khiến bạn vô cùng khó chịu. Bạn nên hạn chế uống nước chanh và chỉ nên uống nước chanh đã được pha loãng để hạn chế hiện tượng trên cũng như bảo vệ sức khỏe của mình.
Nước chanh có tác dụng lợi tiểu, tuy nhiên, việc đi tiểu nhiều sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nguyên nhân là do trong chanh có chưa hàm lượng cao vitamin C và axit ascorbic kích thích bàng quang và thận, làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể.
Nước chanh lợi tiểu nhưng cũng sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn
Việc hay uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Vì vậy, nếu thấy các biểu hiện khó chịu ở dạ dày như ợ hơi, ợ chua, ăn chậm tiêu… thì nên dừng việc uống nước chanh lại. Thời điểm uống nước chanh tốt nhất là sau khi ăn no khoảng 30 phút.
Việc uống nước chanh khi đói sẽ gây hại cho dạ dày
>> Top 5 loại trái cây giàu chất chống oxy hóa
Nguồn: Bestie
Cho dù bạn là ai hay bạn đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa đừng quên chăm chút móng tay của mình thật đẹp nhé