1. Uống sữa không gây tăng cân
Sữa là thực phẩm vỗ béo? Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm! Nếu bạn tuân theo chế độ ăn uống “calo thấp, ít béo”, dù bạn uống sữa mỗi ngày, cơ thể bạn vẫn khó tăng cân, bởi vì protein trong sữa có thể giảm bớt cơn đói, khiến bạn ăn ít hơn. Vì thế, nếu muốn kiểm soát cân nặng, hãy uống một cốc sữa ít béo vào lúc 4h chiều, lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong bữa tối dễ dàng giảm xuống 1/3 và bạn không lo tăng cân.
2. Sữa hữu cơ và sữa thông thường có mức dinh dưỡng như nhau
Thành phần dinh dưỡng của sữa hữu cơ và sữa thông thường nhiều như nhau, sự chênh lệch giữa protein và vitamin D của hai loại sữa này nằm ở cách chăn nuôi và chế biến sữa.
Cách nuôi bò hữu cơ là không sử dụng thuốc trừ sâu, chế biến sữa không cho thêm hương cỏ tự nhiên nên loại sữa này được gọi là sữa hữu cơ, được đánh giá có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là sữa của bò nuôi bằng thức ăn chăn nuôi là không tốt. Vì thế xét về thành phần dinh dưỡng, loại sữa này không ít hơn sữa hữu cơ là bao nhiêu.
3. Uống sữa còn có thể hạ huyết áp
Điều này là đúng! Sữa ít béo và những sản phẩm từ sữa ít béo, ít muối rất hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.
Cách ăn uống tốt nhất mà các chuyên gia khuyến cáo đó là: 2-3 khẩu phần sữa không béo hoặc ít béo mỗi ngày, 8-10 khẩu phần rau/ngày và không thể nạp quá 2300mg muối/ngày. Các sản phẩm từ sữa là “chìa khóa” của chế độ ăn uống lành mạnh, bởi vì trong sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp hạ huyết áp như magie, canxi, vitamin D và kali…
4. Thanh trùng sữa không làm giảm đáng kể các chất dinh dưỡng trong sữa
Thanh trùng chính là một cách tiêu diệt vi khuẩn, là phương pháp khử độc bằng cách sử dụng nhiệt độ thấp để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong sữa tươi, nó vừa giúp sữa an toàn hơn, vừa bảo lưu được các thành phần dinh dưỡng trong đó.
Theo nghiên cứu, trong quá trình thanh trùng, sữa tươi có thể tổn thất rất ít vitamin B, nhưng hàm lượng vitamin trong sữa cực kỳ phong phú, cho nên, sự tổn thất này không đáng kể gì. Đặc biệt hơn, thanh trùng không hề ảnh hưởng gì tới các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa như protein và canxi.
5. Dị ứng sữa đồng nghĩa cơ thể không dung nạp lactose
Dị ứng sữa là phản ứng xấu của hệ tiêu hóa với protein, còn triệu chứng không dung nạp lactose lại là biểu hiện dạ dày không thể tiêu hóa được lactose(trong sữa có chứa đường tự nhiên), dù một số triệu chứng của chúng có thể giống nhau như da mẩn đỏ, buồn nôn, nôn mửa…
Những người dị ứng sữa cần phải tránh xa sữa dù chỉ là thực phẩm làm từ sữa. Nhưng những người không dung nạp lactose vẫn có thể thưởng thức sữa, chỉ cầm kiểm soát lượng tiêu thụ hoặc ăn những loại sữa không chứa lactose, phô mai cũng không vấn đề gì.
6. Sữa sôcôla lành mạnh hơn nước giải khát khác
Lượng đường trong một cốc sữa sôcôla (250ml) không chênh lệch là mấy so với một cốc nước giải khát (355ml), nhưng trong sữa sôcôla chứa 16 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một lon sô đa thường chứa 8 muỗng cà phê đường, còn một chai sữa sô cô la chứa 5 muỗng đường. Có thể thấy, mặc dù hai loại đồ uống này đều không lành mạnh bằng sữa nguyên chất, nhưng xét về hàm lượng dinh dưỡng, sữa sô cô la vẫn nhỉnh hơn.
7. Sữa có thể “thừa hưởng” rất nhiều chất kháng sinh trong cơ thể bò?
Tại các trang trại, nếu một con bò nào đó vì lý do sức khỏe cần được tiêm thuốc kháng sinh, sau đó nó có thể bị cách ly với các con bò còn lại, sữa của nó cũng sẽ không được xuất hiện trên thị trường.
Sau thời kỳ ngừng thuốc, nếu kết quả hóa nghiệm cho thấy sữa của nó hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn, nó mới có thể quay trở lại đàn và tiếp tục “cống hiến”.
Theo KTGD
Cho dù bạn là ai hay bạn đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa đừng quên chăm chút móng tay của mình thật đẹp nhé