"Từng trải" qua vô số những bữa ăn của con trai, cháu gái, cháu trai... trong độ tuổi tập đi nên tôi "nghiệm" ra một điều rằng việc ăn uống của những đứa trẻ có thể chia làm 5 loại không phân biệt hoàn cảnh hay tình hình thực tế như thế nào.
Ngày hôm nay chúng có thể thuộc loại này nhưng ngay ngày mai thôi ngay lập tức chúng có thể thuộc loại khác ngay được. Và đó cũng là một phần trong những niềm vui bạn sẽ có được khi nuôi con nhỏ.
Khi cho trẻ ăn, bạn sẽ phải đối mặt với 5 dạng ăn uống khó nhằn sau :
Đối với những đứa trẻ ăn uống kiểu nghệ sỹ, thức ăn không phải là để ăn. Thay vào đó, thức ăn là phương tiện để chúng diễn tả về thế giới của chúng - một thế giới rất trừu tượng. Bữa sáng, chúng có thể sẽ tự vẽ một bức chân dung tự họa bằng chuối và bột yến mạch. Vào bữa trưa, chúng có thể sẽ "tạc" bơ thành một lâu đài. Thành thực mà nói bạn cũng không chắc những hình thù đó là gì, nhưng nếu bạn dọn dẹp, chắc chắn chúng sẽ gào lên.
"Những nghệ sỹ" này không chỉ coi khay ăn là giá vẽ. Chúng cũng không nhất thiết phải vẽ về thế giới của chúng. Chúng có thể vẽ cả lên bố mẹ, lên mặt thậm chí lên cả những con vật cưng trong nhà.
Những đứa trẻ ăn uống theo kiểu từ chối ăn sẽ chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì. Chúng sẽ mím môi chặt để không một mẩu thức ăn nhỏ nào có thể chui vào miệng. Nghịch lý nhất là tốc độ mà chúng từ chối ăn những gì bạn đã cung cấp tỷ lệ nghịch với thời gian bạn nấu món ăn đó. Chúng thà nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ hoặc dán mắt vào chiếc cốc miễn là không phải ăn. Việc bạn "mời" chúng ăn món pho mát mà chúng đã ăn ngấu nghiến tuần trước, hay cho chúng ăn pizza, hay liếm kem cũng không có ý nghĩa gì. Đơn giản là chúng sẽ từ chối ăn mà thôi.
Những đứa trẻ ăn uống kiểu giải trí sẽ làm bất cứ điều gì để gây cười. Chúng cảm thấy bữa ăn là để truyền cảm hứng cho "khán giả" của mình, để "khán giả" thích thú với những trò hề của mình chứ không phải để ăn uống. Chúng sẽ trỏ tay lên trần nhà và cứ thế làm trong nhiều giờ đồng hồ. Chúng sẽ úp bát mỳ spaghetti lên đầu. Chúng sẽ liên tục làm động tác đập tay (high-fives), làm trò hề trên mặt, hoặc "trình diễn" một vở múa ballet khua khoắng loạn xạ do chính mình đạo diễn. Chúng sẽ nhìn bạn theo một cách kì lạ, xúc một thìa pudding sau đó phết lên tường nhà và cười sung sướng nhất có thể. Chúng sẽ hát những giai điệu vui nhộn trong lúc ăn. Nụ cười của bạn chính là động lực để chúng tiếp tục những "trò hề" này.
Những đứa trẻ ăn uống theo kiểu tích trữ sẽ giữ thức ăn ở bất cứ chỗ nào chúng có thể: có thể là trong má, dưới đùi... Phụ huynh của những trẻ có kiểu ăn uống này thường bị mừng hụt vì nghĩ rằng chúng là những đứa trẻ ăn uống ngoan ngoãn. Tuy nhiên chúng là những đứa trẻ chỉ thích làm cho thức ăn biến mất.
"Ôi, hôm nay con tôi đói" "Wow, chắc chắn là thằng bé thích ăn đậu Hà Lan. Thằng bé ăn rất tốt" là những "cái bẫy" chúng có thể bày ra cho bố mẹ. Nhưng ngay sau đó bạn có thể sẽ phát hiện ra sự thật phũ phàng và đau lòng là những đồ ăn mà bạn vừa bày ra trước đó đang "lay lắt" trên ghế ăn, dưới sàn nhà, dưới cằm, thậm chí trong quần áo. Về cơ bản, thực phẩm đã được rải đi khắp nơi chứ không phải vào bụng.
Những đứa trẻ kiểu "máy hút bụi" có nghĩa là chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì được bày trước mặt. Táo hầm, đậu đũa, cua vỏ mềm, sushi, trứng, đậu hũ xào... bất kể những gì bạn nấu và bất cứ món gì bày ra trước mặt chúng, chúng sẽ ăn và không hề phàn nàn.
Thật tuyệt là những đứa trẻ kiểu "máy hút bụi" là ước mong của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Nhưng có một nhược điểm là bạn không thể xem "những chiếc máy hút bụi" này ăn thế nào. "Những chiếc máy hút bụi" sẽ ăn tất cả những gì được bày trên đĩa theo cách "hỗn tạp" nhất có thể.. Mặc dù vẫn muốn con ăn nhưng không ông bố bà mẹ nào muốn thử nghĩ xem trộn lẫn lộn các món lại với nhau thì vị sẽ như thế nào.
Cho dù bạn là ai hay bạn đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa đừng quên chăm chút móng tay của mình thật đẹp nhé