Tiến sỹ Christman chỉ ra “Khi trẻ lần đầu tiếp xúc với con người, sự vật, sự viêc sẽ có một bộ phận trong não chịu trách nhiệm lưu trữ và ghi nhớ. Đó là do não bé tạo sự kết nối giữa các dây thần kinh. Càng tạo ra nhiều kết nối thì trẻ càng có khả năng học hỏi ghi nhớ nhanh hơn”.
Mẹ âu yếm, chỉ cho bé cách nắm đồ vật, hay cùng nhau vui đùa trên thảm cỏ… là những cách đơn giản giúp trẻ học hỏi tốt hơn. Một điều quan trọng nữa là hãy khuyến khích trẻ tự mình khám phá một khả năng nào đó ví dụ như cầm một quyển sách, bứt một chiếc lá. Đây là cách giúp tăng cường trí nhớ của bé hiệu quả.
Giúp bé duy trì trí nhớ ( Nguồn: giadinhvatreem )
“Bộ não cần thời gian để củng cố các kết nối và kiến thức đã nhận biết, quá trình này đòi hỏi sự lặp lại” tiến sỹ Oakes chia sẻ “Điều này giống như bạn xem một bộ phim lần thứ hai và phát hiện ra những chi tiết bị bỏ sót lần trước. Trẻ sơ sinh hình thành ký ức sâu sắc hơn nếu được tiếp xúc nhiều lần”. Vì thế hãy lặp lại một bài hát, chơi trò chơi yêu thích hàng ngày vào giờ cố định…, hãy thiết lập thói quen, thời gian biểu và thi thoảng thay đổi chúng một chút (ví dụ thay đổi “bà” bằng “ba” trong bài hát quen thuộc) sẽ giúp bé củng cố kiến thức cũ, giúp trí nhớ của bé linh hoạt hơn và tiếp nhận những điều mới.
Trẻ nhỏ cần được củng cố sự ghi nhớ ( Nguồn: cuasotinhyeu )
Trẻ ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu chúng có giai điệu, theo các nhà nghiên cứu ở đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh. “Những bài hát với nhịp điệu, vần điệu, cấu trúc nhịp nhàng giúp trí nhớ của trẻ dễ dàng hơn” tiến sỹ Artermenko giải thích. Vì thế hãy cho trẻ thường xuyên nghe những bài hát thiếu nhi đơn giản, có nhịp điệu vui tươi và lặp lại. Khi nói chuyện với bé, hãy dùng vần điệu. Ví dụ, bạn cho bé xem bức ảnh bà ngoại và ngân nga “Đây là bà ngoại, bà ngoại của Bi".
Trịnh Hương
Cho dù bạn là ai hay bạn đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa đừng quên chăm chút móng tay của mình thật đẹp nhé