Giảm cân

Tác dụng phụ của thuốc giảm cân. Sử dụng thuốc giảm cân sao cho hiệu quả?

Phụ nữ ai cũng mong muốn được đẹp. Nhưng bạn đẹp đúng cách hay chưa ?
Tác dụng phụ của thuốc giảm cân. Sử dụng thuốc giảm cân sao cho hiệu quả?

Có nên tin vào thuốc giảm cân?

Béo phì là căn bệnh ám ảnh của chị em vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cả vẻ đẹp, những viên thuốc và thực phẩm giảm cân thực sự là mối quan tâm lớn của phụ nữ nhưng sử dụng như thế nào, tác dụng ra sao thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Thuốc giảm béo khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp vào hệ tiêu hoá và những bộ phận có liên quan nhằm hai mục đích chính: giảm hấp thu và gây cảm giác chán ăn. Kết quả cuối cùng là lượng dinh dưỡng trong cơ thể giảm xuống và chúng ta giảm được cân. Song việc sử dụng chúng không phải cứ thích là dùng…

Béo phì là một chứng bệnh mang bản chất của một rối loạn chuyển hoá dinh dưỡng nhiều hơn là một rối loạn của gen mặc dù người ta cũng tìm được một số gen có liên quan. Song ở đây, điều quan trọng hơn chúng ta cần hiểu béo phì là cửa ngõ của nhiều bệnh khác. Vì thế mà nhiều khi người ta phải sử dụng thuốc giảm béo.

hinhanh01

Cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc :            

Trong hàng ngũ họ hàng thuốc giảm béo sáng giá nhất là thuốc oristat,  bởi đây là một thuốc vừa giảm được béo lại không ngấm vào cơ thể nên ít gây ra những tác dụng không mong muốn. Nó là một este của axit pentanoic, làm ức chế men tiêu hoá mỡ lipase tại ruột nên gần như toàn bộ lượng mỡ ăn vào không được hấp thu. Khi sử dụng thuốc, người ta thấy 30% lượng chất béo trong thực phẩm (tương đương với hàm lượng chất béo trong chế độ ăn), không đựơc hấp thu. Tuy nhiên nó vẫn có những điểm đáng ngại. Điều đáng ngại đầu tiên là gây tiêu chảy, phân lỏng, nhiều mỡ. Do mỡ ăn vào không được tiêu hoá nên đương nhiên là phân bị lỏng. Người bệnh sẽ thấy rất khó chịu vì thường xuyên sôi bụng, đau bụng, quặn bụng.  

Nhưng những tác dụng phụ này vẫn còn nhẹ vì chúng ít gây ra hậu quả bệnh lý. Điều quan trọng hơn khiến thuốc này không thể được dùng kéo dài đó là thuốc làm giảm hấp thu các vitamin (tan trong dầu, mỡ) như vitamin A, D, E, K. Trong khi đó nếu thiếu một trong các vitamin này sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể: gây loãng xương do thiếu vitamin D, rối loạn đông máu do thiếu vitamin K… Vì thế, thuốc không được khuyến cáo sử dụng kéo dài trên 2 năm. Thuốc thứ hai có mặt trên thị trường là sibutramine. Bản thân sibutramine là một thuốc chống trầm cảm vì nó ức chế sự tiêu huỷ noradrenalin và serotonin ở dây thần kinh. Trong béo phì nó được sử dụng để gây ra chán ăn và làm tăng tiêu thụ năng lượng. Thuốc được coi là lý tưởng với những người mà không cưỡng nổi khi đứng trước thực phẩm. Vì là thuốc có tác động lên trung tâm thần kinh nên nó cũng gây ra những biến cố đáng lo ngại. Biến cố lo ngại nhất là tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp dạng dẫn truyền, ra mồ hôi trộm, thậm chí là co giật và chảy máu không kiểm soát. Cũng không khó hiểu lắm vì chúng làm tăng hàm lượng các chất trung gian dẫn truyền của hệ giao cảm như noradrenalin. Các tác dụng phụ khác là táo bón, khô miệng, mất ngủ, buồn nôn, nôn. Khuyến cáo đầu tiên là theo dõi sát huyết áp của người bệnh trong 3 tháng đầu tiên dùng thuốc.            

Chưa bao giờ thuốc được khuyên dùng với người bị tăng huyết áp, có vấn đề về tim mạch. Cũng không dùng cho những người có tiền sử là chán ăn do rối loạn tâm lý. Một vài thuốc khác có mặt trên lĩnh vực này là rimonabant, fenfluramine, dexfenfluramine, phenteramine. Chúng đều là những thuốc gây no giả và chán ăn dẫn đến giảm cân. Nhìn chung chúng đều gây một số tác dụng phụ là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thay đổi tính tình, lo âu, suy giảm trí nhớ. Điều đáng ngại nhất là chúng gây ra những biến cố nghiêm trọng trên hệ thống van tim và hệ thống động mạch phổi nên gần như không còn được sử dụng.

Và lời khuyên :            

Đứng trước những tác dụng phụ có thể gặp với những thuốc giảm béo tưởng như là an toàn, chúng tôi khuyên bạn chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Đó là những trường hợp có chỉ số BMI (một chỉ số đánh giá béo phì) trên 28 trở lên. Đặc biệt hơn khi bạn đã có những hậu quả nặng nề về tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột qụy não. Vì thuốc có thể gây tác dụng kéo dài không mong muốn nên chúng tôi không khuyên bạn sử dụng thuốc kéo dài quá 2 năm. Vì nếu sử dụng liên tục với thời gian dài như thế thì dễ gây ra nguy cơ phát sinh bệnh do thuốc. Cũng không nên sử dụng thuốc với những người có sẵn một số bệnh mà thuốc có thể gây ra như rối loạn nhịp tim, rối loạn đông máu...            

Liên quan tới hiệu quả tác dụng, bạn cần theo dõi cân nặng trước và sau khi dùng. Bởi vì thuốc chỉ cần được sử dụng sau 3 tháng là đã có tác dụng và tác dụng tiêu chuẩn là giảm cân đạt trên 5% so với khối lượng ban đầu. Nếu nhỏ hơn giá trị này, thì coi như thuốc không có tác dụng và cần chấm dứt. Dùng thuốc giảm béo để giảm được cân nặng cần có thời gian nên mọi thuốc giảm cân nhanh, cấp tốc thực chất chỉ là những thuốc gây tiêu chảy, gây mất nước. Chúng không được gọi là những thuốc giảm béo và người sử dụng chúng có thể gặp những tai biến khó lường do sự thay đổi quá nhanh và quá đột ngột gây ra. Cần cảnh giác với những thuốc này.            

Và cuối cùng, như chúng tôi đã đề cập ban đầu, bản chất của hiện tượng béo phì là đưa thực phẩm vào quá nhiều nên biện pháp cơ bản, an toàn và có tác dụng tốt nhất là giảm ăn kết hợp với thể dục thể thao. Điều này có 3 điểm lợi: vừa giảm được cân, vừa không phải gánh thêm tác dụng phụ nào, lại vừa thêm khỏe. Và quan trọng hơn, nó có tác dụng lâu dài hơn bất cứ một loại thuốc nào được bào chế. Kết quả sơ bộ cuộc điều tra về tình hình béo phì ở nước ta cho thấy, có 16,8% người trong độ tuổi 25-64 đang thừa cân, béo phì. Thân hình quá khổ đã khiến chị em mặc cảm, tự ti. Chính vì thế, những lời giới thiệu, quảng cáo ngọt ngào, hoa lá của các loại thuốc và thực phẩm giảm cân đôi khi làm chị em hoa mắt. Không chỉ những người thiếu hiểu biết mà ngay cả những người tri thức, có vị trí xã hội cũng thường xuyên bị “dụ”.

Bài viết cùng loại