Rụng tóc xuất hiện khi sự cân bằng của một chu kỳ tóc bị phá vỡ do sự chết đi không mong muốn của các tế bào nang tóc. Trung bình mỗi ngày có 50 – 100 sợi tóc rụng đi. Trong một chu kỳ tóc khỏe mạnh, lượng tóc mới phát triển thường tương đương với lượng tóc rụng đi.
Chu kỳ tóc được chia thành 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Anagen – giai đoạn phát triển chủ động, kéo dài từ hai đến bảy năm.
+ Giai đoạn 2: Catagen – giai đoạn chuyển tiếp, kéo dài từ hai đến ba tuần.
+ Giai đoạn 3: Telogen – giai đoạn nghỉ, kéo dài khoảng hai đến ba tháng. Ở cuối giai đoạn nghỉ, tóc sẽ rụng đi nhường chỗ cho tóc mới phát triển và một chu kỳ tóc mới được khởi phát từ giai đoạn Anagen.
Rụng tóc có thể xảy ra ở vùng đầu hoặc toàn thân. Cả nam giới và nữ giới đều có thể gặp phải tình trạng rụng tóc. Dù hiện tượng này không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến lòng tự trọng của mỗi người và có thể gây ra các căng thẳng về mặt cảm xúc và tinh thần.
Tuổi tác: Tóc rụng tự nhiên (involutional alopecia), tóc mỏng dần theo tuổi tác.
Nội tiết tố (hormone): Nguyên nhân rụng tóc phổ biến là do yếu tố di truyền hay những thay đổi về cấu trúc gen (rụng tóc do nội tiết tố sinh dục), còn gọi là hói kiểu nam hoặc hói kiểu nữ. Nam giới có thể bắt đầu bị rụng tóc sớm ngay khi mới bước vào tuổi dậy thì hoặc khi vừa bước sang tuổi 20. Trong khi đó, tình trạng tóc mỏng dần rõ rệt sẽ bắt đầu từ sau thời điểm 40 tuổi.
Tình trạng rụng tóc do nội tiết tố sinh dục xảy ra khi testosterone (hormone có ở cả nam và nữ giới chuyển hóa thành dihydrotestosterone (DHT). Quá trình chuyển hóa này gây hại cho nang tóc, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của tóc và chu kỳ rụng tóc.
Phụ nữ sau khi sinh: Phụ nữ trong khi mang thai, sau sinh hoặc cho con bú thường mắc phải tình trạng rụng tóc.
Bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng các thuốc để điều trị bệnh: Rụng tóc có thể xảy ra ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị ung thư (giai đoạn hóa trị), viêm khớp, trầm cảm, bệnh tim… Quá trình điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, rụng tóc từng vùng (một bệnh lý khi hệ miễn dịch tấn công các nang tóc), rụng tóc toàn thân (không chỉ toàn bộ tóc mà toàn bộ lông trên đầu đều bị rụng bao gồm cả lông mày, lông mi và lông mu), viêm vi thể cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc.
Vấn đề rối loạn về mặt tâm lý hoặc thể chất: như stress, căng thẳng. Tuy nhiên, việc rụng tóc do những nguyên nhân này gây ra thường chỉ diễn ra tạm thời.
Kiểu tóc: Một số kiểu tóc như cột quá chặt hoặc tết tóc nhiều có thể là nguyên nhân rụng tóc do sợi tóc bị kéo căng quá mức.
Hội chứng nghiện giật tóc: Những người bị rối loạn tâm lý hay còn gọi là hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania) luôn ở trong trạng thái không thể cưỡng lại muốn kéo đứt tóc.
Theo Women Health VN
Cho dù bạn là ai hay bạn đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa đừng quên chăm chút móng tay của mình thật đẹp nhé