Cẩm nang cuộc sống

9 cách giúp bạn "lên dây cót" cho tinh thần

9 cách giúp bạn

Nghe có vẻ khó tin, nhưng cảm xúc có thể trở thành một thói quen được hình thành thông qua sự lặp lại.  Như vậy, cảm xúc tiêu cực có thể trở thành một cái gì đó thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn có thấy rằng mình liên tục xuống tinh thần ?  Bạn có cảm thấy mình hay khó chịu và dễ dàng trở nên gắt gỏng với mọi người ? Liệu sự tức giận có phải là phản ứng tự nhiên của bạn với một việc nào đó ?

Nếu bạn trả lời “ Có ” cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên, thì có thể bạn đã trở thành một “ Nô Lệ ” cho cảm xúc tiêu cực. Bạn cần phải học cách giải tỏa những cảm xúc đó ngay!

 

1./ Ngừng biện hộ

Đầu tiên và trên hết, bạn cần phải ngừng biện minh cho sự tức giận và buồn bã của mình. Bạn có muốn trở thành ông già cáu kỉnh hay cụ bà luôn đi nói với tất cả mọi người rằng cuộc sống thật tồi tệ, còn mọi người thì đều đáng ghét ? Chắc chắn là không. Nếu bạn dừng biện minh cho sự tiêu cực của bạn với chính mình, bạn sẽ không còn một lý do để tức giận, và mọi người sẽ thích được ở bên bạn hơn. Cái gì đã xảy ra thì hãy để nó trôi qua. Bạn không nên buồn bã hay thanh phiền về những việc không vui trong quá khứ bởi bạn không thể thay đổi chúng.

 

 

 

2./ Ngừng đưa ra lý do

Bạn cần phải ngưng bào chữa cho cả mình và người khác.  Có lẽ bạn thích “ hợp lý hóa ” các hoạt động của mình và cảm thấy cơn giận dữ của bạn là đúng đắn. Hoặc bạn có thể giải thích tại sao những người khác “ xứng đáng ” với sự tức giận của bạn. Dù bằng cách nào thì bạn cũng đang cố gắng để tạo ra một lời giải thích được xã hội “ chấp nhận ” cho hành vi của bạn.

*** Vấn đề Duy Nhất là: lời giải thích của bạn có thể không được chấp nhận và tất cả những gì nó làm là duy trì những cảm xúc tiêu cựcà làm cho bạn đau khổ.  Hãy dừng việc biến mình thành nạn nhân!  Thay vào đó, hãy suy nghĩ cẩn thận về việc liệu những người khác có thực sự làm điều gì sai hay không. 

 

 

 

 

3./ Bắt đầu chịu trách nhiệm

Sau khi ngừng bào chữa, đó là lúc để bạn chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Ngay khi làm điều này, bạn sẽ bắt đầu làm suy yếu sức mạnh của những cảm xúc tiêu cực đang kìm hãm bạn. Chúng có quyền gì với cuộc sống của bạn cơ chứ ? Hãy chịu trách nhiệm cho các vấn đề và hành động của bạn, và ngừng đổ lỗi cho người khác. Khi đó bạn sẽ là một người trưởng thành hạnh phúc thật sự.

  

4./ Không bận tâm đến ý kiến của người khác

Chúng ta đã nói nhiều về cách bạn cần phải kiểm soát cảm xúc của mình và tự chịu trách nhiệm.  Sự thật là việc này có thể trở nên khó khăn khi bạn quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ về bạn.  Đừng cho họ quá nhiều quyền hạn như vậy.  Đừng để bất cứ ai ngoại trừ bạn xác định hình ảnh và giá trị của bạn. Nếu bạn xác định mình thông qua những người khác, có nhiều khả năng bạn sẽ đau khổ. Đó là bởi vì ngay khi bạn nghe thấy bất cứ điều gì tiêu cực, bạn có khả năng phản ứng với sự tức giận và lúng túng. 

Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ và thấp kém, thậm chí có thể bắt đầu có thói quen tự thương hại mình, và điều này có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Những trò đùa này sẽ rơi vào bạn, bởi vì trong nhiều trường hợp, những người làm bạn cảm thấy phiền não thậm chí còn không nhận ra điều đó. Họ chỉ bận rộn với cuộc sống của mình.  Vì vậy, tất cả những điều tiêu cực và tổn thương thực sự đến từ bạn. Ngay bây giờ hãy dừng việc bận tâm đến những gì mọi người nghĩ về bạn. Bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn.

 

5./ Từ bỏ thói quen tiêu cực và tránh những ảnh hưởng xấu

Một số thói quen và một vài người có thể ảnh hưởng xấu tới bạn. Bạn cần phải loại bỏ những điều đó ra khỏi cuộc sống của mình. Đừng ở bên những người luôn suy nghĩ tiêu cực.  Thay vào đó, hãy ở cạnh những người hạnh phúc và tích cực, những người mang niềm vui đến cho cuộc sống. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy thái độ sống của họ có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Hơn nữa, không nên có những thói quen khiến bạn tức giận và chán nản, ví dụ hút thuốc lá hoặc uống bia rượu.

 

6./ Hãy suy nghĩ trước khi bạn phản ứng

Giả sử, bạn đang ở trong một tình huống mà phản ứng tự nhiên của bạn là la hét hoặc phát đi một thông điệp giận dữ trên Facebook. Hãy dừng lại! Và suy nghĩ.....  Đây có phải là điều bạn thực sự muốn làm ? Liệu có tệ đến mức đó không ? Có đáng để giận dữ hay buồn phiền ? Liệu người ta có thực sự làm bất cứ điều gì sai, hoặc chỉ là do bạn tự mường tượng ta ? Đâu là những hậu quả mà hành động của bạn mang lại ? Nó sẽ phá hủy tình bạn? Bạn sẽ “ để bụng ” suốt mấy tuần? Đây chỉ là một vài câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi phản ứng tiêu cực với việc nào đó. Có thể bạn sẽ cảm thấy thật may mắn vì đã suy nghĩ trước khi hành động. Hoặc có thể, sau khi trả lời đến câu hỏi cuối cùng, bạn sẽ quên mất những gì đã xảy ra lúc đầu!

 

7./ Hãy BIẾT ƠN

Thay vì liên tục bị ám ảnh bởi việc cuộc sống của bạn tồi tệ thế nào, hãy Biết ơn. Bạn có từng thấy may mắn vì những điều gì hoặc những ai trong cuộc sống của mình không ? Bắt đầu xác định cuộc sống của bạn bằng những điều tốt đẹp, thay vì những cái xấu.  Hãy thực hành thói quen này bằng cách nghĩ về ít nhất một điều khiến bạn thấy biết ơn mỗi ngày.

 

 

8./ Loại bỏ câu “ Tôi không thể ” ra khỏi kho từ vựng của bạn

Việc nói rằng “ Tôi không thể ” sẽ mang đến cho bạn cảm giác tự thỏa mãn.  Bạn không thể bởi vì bạn nói rằng bạn không thể.  Do đó, hãy dừng việc đặt ra những giới hạn cho chính mình và mang niềm tin đến cho bản thân bạn. Bạn có thể làm được nếu bạn nói bạn có thể.  Trừ khi đó là một việc gì đó như nhảy khỏi máy bay mà không cần một chiếc dù và nghĩ bạn sẽ sống sót. Đó là điều không thể!

 

9./ Buông bỏ

Quan trọng nhất, bạn cần phải cố gắng vứt bỏ những cảm xúc tiêu cực của bạn. Trên thực tế, những cảm xúc đó rất nguy hiểm. Nhiều người cứ luôn cảm thấy không hài lòng, trừ khi họ có điều gì đó để than vãn.  Trớ trêu thay, họ luôn không hài lòng, và luôn muốn tìm kiếm xung đột. Bạn có thực sự muốn là người đó ? Chắc chắn là không.  Vậy thì, hãy vứt bỏ những cảm xúc tiêu cực vốn không mang đến lợi lộc gì cho bạn!

Bài viết cùng loại