Nhịp sống trẻ

7 rủi ro cần chấp nhận khi quyết định khởi nghiệp

Đây là những rủi ro mà bất cứ doanh nhân nào cũng không tránh khỏi, từ khi ý tưởng chỉ mới hình thành cho đến khi khởi nghiệp và phát triển kinh doanh.
7 rủi ro cần chấp nhận khi quyết định khởi nghiệp

1. Không còn tiền lương cố định

 

Khi bạn quyết định dấn thân vào cuộc chơi mạo hiểm trong giới kinh doanh, bạn sẽ phải từ biệt vị trí công việc hiện tại mà rất có thể đó là cả sự nghiệp đang phát triển của mình. Một vài người có thể sẽ lên kế hoạch dự phòng là trở lại với công việc làm thuê trong trường hợp kinh doanh thua lỗ và phải đóng cửa doanh nghiệp của mình.

 

Những sự lựa chọn này luôn tiềm ẩn rủi ro cao đối với người mới khởi nghiệp. Vì khi mới bắt đầu kinh doanh, không gì có thể chắc chắn là thu nhập cá nhân của bạn sẽ ổn định, hay tệ nhất là có thu nhập, nhất là trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm đầu tiên mới thành lập công ty. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng sẽ rất bận rộn xử lý nhiều việc đến mức không rảnh rỗi để làm thêm một công việc nào khác kiếm thu nhập.

 

2. Hy sinh quỹ tài chính cá nhân

 

Trước khi có được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay các nguồn vốn cho vay ưu đãi của chính phủ, các chiến dịch gây quỹ cộng đồng thì phần đông các doanh nhân muốn khởi nghiệp đề phải tự dốc tiền túi của mình. Và hiển nhiên, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro là mất trắng toàn bộ số tiền tích cóp đó.

 

tien khoi nghiep

Phần lớn nguồn vốn khởi nghiệp ban đầu đều đến từ tiền túi của doanh nhân (Nguồn: 24h)

 

3. Mất kiểm soát dòng tiền

 

Trong những năm đầu tiên mới thành lập doanh nghiệp, việc kiểm soát dòng tiền là rất khó khăn và căng thẳng, ngay cả khi bạn đã có nguồn tài chính ổn định.

 

Ngoài khoản lợi nhuận giữ lại để kinh doanh thì bạn vẫn phải dành ra một khoản chi phí để trả cho những nhu cầu hằng ngày. Nếu kiểm soát dòng tiền không hiệu quả, số tiền chi ra sẽ dễ trở nên nhiều hơn nguồn tiền thu vào. Do đó, sự chặt chẽ trong kiểm soát chi tiêu hàng tuần là hết sức cần thiết.

 

4. Ngộ nhận nhu cầu thị trường

 

Nhu cầu thị trường luôn thay đổi liên tục và là bong bóng rủi ro cần tính đến trong kế hoạch kinh doanh của bạn, dù cho bạn có thực hiện bao nhiêu kế hoạch nghiên cứu thị trường đi chăng nữa.

 

Người mới khởi nghiệp không có nhiều kinh nghiệm thị trường thường mắc một sai lầm là đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Nếu không muốn toàn bộ kế hoạch kinh doanh rơi vào thất bại nặng nề, bạn cần hết sức thận trọng và tỉnh táo.

 

5. Phụ thuộc vào cộng sự

 

lần đầu khởi nghiệp, bạn thường không có một đội ngũ nhân viên hoàn hảo để hỗ trợ kinh doanh mà thường chỉ có một nhóm nhỏ, gắn kết nhau trong nỗ lực làm việc không mệt mỏi để đưa công việc kinh doanh đi lên. Trong tình huống này, bạn thường phải đặt hết lòng tin của mình vào khả năng của các cộng sự. Lúc đó, rủi ro sẽ đến khi những cá nhân này đột ngột từ bỏ hay làm việc không đúng thời hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 

cong su

Những người cộng sự cũng là một rủi ro khi khởi nghiệp (Nguồn: Doanhnhansaigon)

 

6. Áp lực thời gian

 

Các nhà đầu tư luôn nóng lòng muốn biết tiến trình phát triển sản phẩm nên sẽ đặt nhiều gánh nặng lên các doanh nghiệp khởi nghiệp. Lúc này, các doanh nhân trẻ đều tập trung toàn bộ tâm trí và sức lực cho công việc với mong muốn có thể đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc. Với áp lực thời gian đè nặng lên vai bạn sẽ dễ dẫn đến khả năng bạn sẽ đưa ra những quyết định trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, thiếu sáng suốt.

 

7. Không còn thời gian cho cá nhân

 

Khi khởi nghiệp, toàn bộ thời gian gần như là dành cho công việc. Thời gian rảnh, bạn lại tiếp tục lo lắng về những điều chưa làm, sắp làm hoặc đã làm không tốt, lo lắng, stress và mất ngủ, cắt giảm thời gian của những thú vui riêng.

 

Việc liệt kê những rủi ro này không nhằm để đe dọa bạn từ bỏ kinh doanh bởi sự thực là chấp nhận  nghiệp thì chắc chắn phải chấp nhận mạo hiểm. Tuy nhiên tin rằng nếu biết trước, bạn sẽ có thể chuẩn bị ứng phó một cách tốt hơn và vượt qua những “chướng ngại vật” này dễ dàng hơn nhiều.

 

Nguồn: Baihoccuocsong

Bài viết cùng loại